đồng hồ online - Mua dong ho - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - dong ho nam day da - đào tạo seo

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Luật chính tả và...những điều cần lưu ý

Anh văn thiếu nhi - Để có thể viết Tiếng Anh một cách chính xác, đúng nghĩa và thông hiểu hơn về luật chính tả khi học tiếng Anh. Mời các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé !



 
Với những từ một âm tiết có một nguyên âm và tận cùng bằng chỉ một phụ âm. và với những từ hai hoặc ba âm tiết tận cùng bằng một phụ âm theo sau một nguyên âm thì ta sẽ viết và đọc như thế nào.
1. Dẫn nhập
Các nguyên âm là: a, e, i, o, u.
Các phụ âm là: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z.
Một hậu tố là một nhóm chữ cái thêm vào cuối của một từ.
Ví dụ: beauty – beautiful (ful là hậu tố – suffix).
 
2.Luật nhân đôi phụ âm
A, Với những từ một âm tiết có một nguyên âm và tận cùng bằng chỉ một phụ âm thì ta nhân đôi phụ âm trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng một nguyên âm.
 
Ví dụ:
Hit + ing = hitting (đánh)
Knit + ed = knitted (đan)
Run + er = runner (chạy)
 
- Các từ có hai nguyên âm hoặc tận cùng là hai phụ âm thì không theo quy tắc trên.
 
Ví dụ: keep + ing = keeping (giữ)
Help + ing = helping (giúp)
Love +er = lover (yêu)
 
- Trường hợp đặc biệt: qu được xem như một phụ âm. Ví dụ: quit + ing = quitting (bỏ).
 
B, Với những từ hai hoặc ba âm tiết tận cùng bằng một phụ âm theo sau một nguyên âm thì ta nhân đôi phụ âm cuối khi âm tiết cuối được đọc nhấn giọng (stress) (âm tiết đọc nhấn in chữ đậm).
 
Acquit + ed = acquitted (trang trải) Murmur + ed = murmured (thì thầm)
Begin + er = beginner (bắt đầu) Answer + er = Answerer (trả lời)
Deter + ed = deterred (ngăn cản) Orbit + ing = orbiting (đưa vào quỹ đạo)
 
Tuy nhiên, focus (tụ vào tiêu điểm) + ed có thể viết là focused hoặc focussed và bias (hướng) + ed có thể viết là biased hoặc biassed.
 
C, phụ âm cuối của handicap(cản trở), kidnap(bắt cóc), worship (thờ phụng) cũng được nhân đôi.
 
D, Với những từ tận cùng bằng L theo sau một nguyên âm hoặc hai nguyên âm được phát âm riêng từng âm một, ta thường nhân đôi phụ âm L.
 
Ví dụ:
Appal + ed = appalled (làm kinh sợ)
Dial + ed = dialled (quay số)
Duel + ist = duellist (đọ kiếm, súng)
 
3. Bỏ E cuối:
A, Với những từ tận cùng bằng E theo sau một phụ âm thì ta bỏ E trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng một nguyên âm.
 
Ví dụ: Believe + er = believer.
Love + ing = loving
Move + able = movable.
Nhưng dye (nhuộm) và singe (làm cháy xém) vẫn giữ E cuối trước (khi thêm) Ing để tránh lẫn lộn với die (chết) và sing (hát): dye – dyeing; singe – singeing.
Age (già đi) giữ lại E trước (khi thêm) Ing ở Mỹ lại không như vậy: age = ageing.
Likable (dễ thương) cũng có thể viết là likeable.
 
B, E cuối được giữ lại khi nó đứng trước một hậu tố bắt đầu bằng một phụ âm.
 
Ví dụ: engage – engagement. (cam kết…)
Hope – hopeful. (hy vọng)
Sincere – sincerely. (thành thật)
Nhưng E trong able / ible bị loại bỏ ở dạng trạng từ. Ví dụ: comfortable, comfortably (tiện lợi).
Incredible – incredibly (không thể tin được).
 
C, cuối cùng bị loại bỏ trong các từ sau đây:
 
Ví dụ: argue – argument (tranh cãi)
Judge – judgement hoặc judgment (xét xử)
Whole – wholly (toàn bộ) – lưu ý ở đây có nhân đôi phụ âm L.
Due – duly (đúng)
True – trully (thật)
 
D, Những từ tận cùng bằng EE không bỏ một phụ âm E trước (khi thêm) một hậu tố:
 
Ví dụ: agree – agreed – agreeing – agreement.
Foresee – foreseeing – foreseeable.
 
4. Những từ tận cùng bằng CE và GE:
A, Những từ tận cùng bằng CE và GE vẫn giữ E cuối trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng A,O hoặc U:
 
Ví dụ: courage – courageous (can đảm)
Manage – manageable (quản lý)
Outrage – Outrage ous (xúc phạm)
Peace – P eaceful (hoà bình)
Replace – Replaceable (thay thế)
Trace – Traceable (Dấu vết)
làm như vậy là để tránh phát âm khác đi, bởi vì C v à G thường được đọc nhẹ khi chúng đứng trước E và I, nhưng đọc mạnh trước A, O, U.
 
B, Những từ tận cùng bằng CE thì đổi E thành I trước (khi thêm) OUS.
 
Ví dụ: grace – gracious (duyên dáng)
space – spacious (rộng rãi)
 
5. Hậu tố ful
Khi full / đầy được thêm vào một từ, chữ cái L thứ nhì bị loại bỏ:
Beauty + ful = beautiful (lưu ý dạng của trạng từ là beautifully)
Use + ful = useful (lưu ý dạng của trạng từ là usefully)
Nếu từ có hậu tố thêm vào lại tận cùng bằng LL thì ở đây chữ cái L thứ nhì cũng bị loại bỏ skill + full = skilful (khéo léo).
Lưu ý: full + fill = fulfil (hoàn tất).
 
6. Các từ tận cùng bằng Y:
Các từ tận cùng bằng Y (nhưng Y) theo sau một phụ âm thì ta đổi Y thành I trước (khi thêm) bất cứ một hậu tố nào ngoại trừ hậu tố Ing.
 
Ví dụ: carry + ed = carried nhưng carry + ing = carrying.
– Y theo sau một nguyên âm thì không đổi: obey + ed = obeyed (vâng lời).
Play + ed = played (chơi).
 
7. IE v à EI:
Luật thông thường là I đứng trước E trừ khi sau C:
Believe (tin) nhưng deceive (đánh lừa, lừa đảo).
Tuy nhiên lại có những ngoại lệ sau (trong các từ này thì I đứng trước E).
 
Beige – vải len Feint – đòn nhử Heir-ng ười thừa kế
Reign-triều đại Their- của họ
 
Counterfeit(giả mạo) Foreign – ngoại quốc Inveigh-công kích
Rein-dây cương Veil-mạng che mặt
 
Deign – chiếu cố Forfeit – tiền phạt Inveigle-dụ dỗ
Seize-nắm lấy Vein-tĩnh mạch
 
Eiderdown – lông vịt Freight – chuyên chở Leisure-lúc nhàn rỗi
Skein-cuộn chỉ Weigh-cân nặng
 
Eight – tám Heifer – bê cái Neigh-hí (ngựa)
Sleigh-xe trượt tuyết Weight-trọng lượng
 
Either – hoặc Height – chiều cao Neighbour- hàng xóm
Sleight-sự khéo tay Weir- đập nước
 
Feign – giả vờ Heinous – ghê tởm Neither-cũng không
Surfeit-sự ăn uống quá nhiều Weird-số phận
 
Nguồn: sưu tầm

10 cách học tiếng Anh hiệu quả

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên ”vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.
10- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…

Anh văn thiếu nhi

1.Tiếng Anh Thiếu Nhi
(EK – English for Kid) là khóa học được thiết kế đặc biệt vui nhộn, học và chơi lồng vào nhau để HS vừa luyện kỹ năng phản xạ tiếng Anh, phát âm chuẩn, vừa phát triển cả thể chất và năng khiếu với những nội dung nổi bật dành riêng cho các em thiếu nhi từ 5 – 12 tuổi. Đây là bước đệm quan trọng đầu tiên để HS của mình vượt trội hơn hẳn về khả năng phản xạ tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu đến lớp.
2. Lợi ích khi tham gia khóa học: Khóa học này giúp HS:
* Làm quen với tiếng Anh và hình thành thói quen học tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu đến trường.
* Phát âm giọng chuẩn và khả năng phản xạ tiếng Anh nhanh ngay từ khi còn nhỏ.
* Mạnh dạn, tự tin và năng động hơn khi đứng trước đám đông.
* Phát triển thể chất và năng khiếu thông qua các hoạt động ngoại khóa.
* Tạo bước đệm vững chắc để bé bước lên những lớp tiếng Anh cấp độ cao hơn.
 
3. Nội dung hoạt động trên lớp:

* Toàn bộ khóa học được giảng dạy bằng bộ giáo trình chuẩn và nâng cao theo một hệ thống từ cấp độ nhỏ đến lớn, đặc biệt dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi từ 5 – 12 tuổi, giúp HS phát triển theo một quy trình nhất định, vững chắc hơn.
* Chương trình học từ vựng đầy hứng thú thông qua những hình ảnh minh họa vui nhộn, dễ hiểu, các trò chơi ghép tên đồ vật, con vật dễ thương, trái cây…để các HS có thể nhớ từ vựng ngay từ trên lớp.
* Dạy các bài hát, các câu chuyện thiếu nhi bằng tiếng Anh rồi cho HS thực hành biểu diễn trước thầy cô, bè bạn.
* Dạy cho HS phát âm và sử dụng một số câu giao tiếp từ đơn giản đến khó hơn để tập và tăng cường kỹ năng phản xạ bằng tiếng Anh .
* Ngoài giáo trình trên lớp, HS còn có sách luyện tập ngữ pháp riêng ở nhà, giúp trau dồi khả năng văn phạm tiếng Anh.
4. Phương pháp đào tạo: Với phương châm "Học phải có hiệu quả”, Trung tâm Olympia luôn áp dụng phương pháp dạy và học tân tiến, giáo trình được cập nhật mới nhất và hiệu quả nhất cho tất cả các lớp đào tạo.
5. Giáo viên giảng dạy:
100% giáo viên chuyên môn giỏi, kinh nghiệm giảng dạy trẻ nhỏ tại các trường công lập trong và ngoài thanh phố Đà Nẵng, được tuyển dụng kỹ lưỡng.
Ngoài ra, HS của bạn còn được chăm sóc chu đáo, tận tình bởi đội ngũ nhân viên của trung tâm về mọi mặt (học tập, sức khỏe, tinh thần,…) và là sợi dây liên lạc uy tín nhất để bạn hoàn toàn yên tâm khi cho con em mình theo học tại Trung tâm.
6. Khai giảng:
Thường xuyên vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Mẹo nhỏ luyện viết tiếng anh

Anh văn thiếu nhi - Có thể bạn viết nhiều nhưng lại luôn thấy rằng từ ngữ trong bài viết được dùng một cách vụng về. Hoặc có thể bài viết của bạn đơn điệu và không gây ấn tượng gì. Nếu bạn đang băn khoăn xem làm thế nào để viết một bài thật nổi bật thì đây là những bí quyết đơn giản bạn nên biết.



1. Viết theo cách của bạn
Hãy luôn viết theo cách mà bạn cảm thấy tự nhiên nhất. Việc so sánh văn phong của bạn với người khác sẽ làm bạn cảm thấy thất vọng với bản thân, và kết quả là bạn không thể khám phá được lối hành văn của riêng bạn.
Hãy tìm ra một cách viết tự nhiên nhất và bắt đầu viết.

2. Viết bài và sau đó soát lại
Khi viết bài, đừng quá bận tâm tới việc soát lỗi, bởi việc này sẽ làm bạn xao nhãng và đôi khi quên mất thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong bài viết.
Việc đọc lại và sửa lỗi sai rất quan trọng nhưng còn quan trọng hơn khi bạn viết ra được những ý tưởng khi chúng vẫn còn mới mẻ trong đầu.

3. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của động từ và tính từ.
Cách bạn sử dụng động từ và tính từ có thể biến một bài viết đơn điệu thành thú vị và ngược lại. Động từ và tính từ thổi hồn sống cho câu văn và biến những câu văn đơn giản thành những tuyên bố đầy sức mạnh và có sự cuốn hút.
Tuy nhiên, nếu được sử dụng quá mức, động từ và tính từ có thể làm cho bài văn của bạn trở nên nặng nề và phản tác dụng.

4. Soát lại bài.
Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đọc và “biên tập” lại. Đây là lúc sửa ngữ pháp, các lỗi in ấn, đánh máy, liên kết các đoạn văn và giúp bài văn trở thành một “tác phẩm” hoàn chỉnh.
Nguồn: ocean.edu.vn

'Bí kíp' luyện nghe nói Tiếng Anh

'Bí kíp' luyện nghe nói Tiếng Anh

Anh văn thiếu nhi - Có thể nói nghe là một kĩ năng rất quan trọng vì có nghe được người khác nói gì thì bạn mới có thể tham gia vào câu chuyện được. Nghe tốt thì bạn cũng sẽ nói tiếng anh rất tự nhiên và trôi chảy. Nhưng phần lớn chúng ta đều gặp khó khăn trong kỹ năng nghe. Hãy bắt tay vào học tiếng anh với một vài bí kíp nho nhỏ những lại khá hữu ích sau đây nhé.
1. Trọng âm của từ

Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn nghe hiểu và nói được tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?
Hãy lấy ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).
  • PHOtograph 
  • phoTOgrapher 
  • photoGRAPHic
Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên:
  • TEACHer
  • JaPAN
  • aBOVE
  • converSAtion
  • INteresting
  • imPORtant
  • deMAND

Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó.
Nếu bạn muốn nâng cao trình độ học Anh văn hay muốn củng cố thêm từ vựng thì hãy sử dụng từ điển Anh Việt để học từ mới, trong trường hợp khi viết bài tiếng Anh mà bị thiếu từ thì bạn cũng có thể dùng từ điển Việt Anh để chuyển nghĩa từ điển Việt sang Anh.
2. Trọng âm của câu

Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:
We want to go.
Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là WANT và GO.

  • We WANT to GO.
  •  We WANT to GO to WORK. 
  • We DON’T WANT to GO to WORK. 
  • We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT.
Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bạn ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm cầu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trọng âm câu cực kỳ quan trọng.
3. Nghe! Nghe! Và nghe
Nhiều bạn nói rằng: “Tôi không nghe đài BBC vì nó nói nhanh quá, không nghe được mấy nên chả hiểu gì”. Nếu thế thì thật đáng tiếc! Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu được nội dung nên bạn cần phải nghe. Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe.

Có một cách có thể giúp bạn luyện nghe bằng cách vào trang loidich.com và đọc lời dịch bài hát Anh Việt đồng thời sẽ có ca sỹ hát bài nhạc đó bằng tiếng Anh, sau khi luyện nghe nhuần nhiễn thì bạn hãy bấm vào phần luyện viết thì lời nhạc sẽ hiện ra nhưng có bỏ trống một số từ ngẫu nhiên và bạn chỉ việc nghe thật kỹ lời ca sỹ hát thì có thể điền vào, sau khi điền xong thì bấm nút hệ thống sẽ chấm điểm và hiển thị luôn câu đúng sai.
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được ngôn ngữ của mình không? Khi bạn 3 tuần tuổi, 4 tháng tuổi hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được mọi thứ xung quanh không? Chắc chắn là không. Nhưng bạn đã bắt đầu học để hiểu bằng cách nghe. Bạn đã học ngôn ngữ của chính mình bằng cách nghe 24h mỗi ngày. Sau đó bạn bắt đầu học nói, rồi học đọc, và học viết. Nhưng đầu tiên là phải học nghe.


4. Listen or Hear???
Bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu, bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng. Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Bữa sáng với công dân toàn cầu

Đột nhiên, một sáng thức dậy, ta phát hiện mình chẳng còn giống hôm qua nữa. Bởi ta đã thành công dân toàn cầu, sống - học tập và làm việc trong một thế giới đang phẳng đi mỗi ngày.
Nhấc điện thoại, rủ vài người bạn đi dùng bữa sáng để bàn câu chuyện lạ lùng này, dẫu chỉ là trên mạng, bỗng phát hiện ra nhiều chuyện thú vị…
Thời khóa biểu trên... cung trăng
Câu chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi mà Nguyễn Tuấn Phong - du học sinh tại Roma, Ý bảo là "kỳ cục": "Bạn có phải là công dân toàn cầu không?".
Chàng trai không may mắn vì bị khuyết tật từ bé nhưng đang là hình mẫu của ý chí vươn về phía trước của thanh niên châu Âu này thẳng thắn: "Hỏi thế chẳng khác nào hỏi "anh có là người trái đất hay không?". Mình sẽ nói theo cách hiểu của mình, bạn có sẵn sàng sống trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam không?
Việt Nam giờ là nước trong cộng đồng non 200 nước tạo nên Thế Giới Con Người. Công dân Việt Nam là thành viên của thế giới đó, phải sống với quy luật của thế giới đó chứ".
Sống nhiều năm ở những quốc gia phát triển, nên cách nhìn của Phong khá cởi mở và có một chút lạ lùng. Anh bảo, với tốc độ phát triển của Việt Nam như hiện nay, việc trở về Hà Nội để làm việc như dự định của Phong có khi không cần thiết nữa.
Anh chìa ra một cái thời khóa biểu hết sức kỳ lạ, mà Phong dự định sẽ dùng nó vào năm... 2016:
Thứ hai: Họp giao ban Hội đồng quản trị công ty ở Hà Nội, làm công việc mình yêu thích ở khu nghiên cứu phát triển cho công ty tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Thứ ba đến hội nghị công nghệ ở Silicon Valley.Thứ tư thì giải quyết các công việc đột xuất. Thứ năm ký kết hợp đồng ở Roma.
Đến thứ sáu thì phải giao hàng ở Bangkok, kết hợp xem trận bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan ở cúp Châu Á (tỷ số là 4-0 nghiêng về đội Việt Nam nhé).
Thứ bảy lại được về Hà Nội với vợ con. Chủ nhật: picnic cùng gia đình bạn bè... "Tất nhiên, khó mà được thế, nhưng tại sao không thử xem..." - Phong cười rõ to.
Ơ hay, cái thời khóa biểu trên cung trăng của Phong, thế mà cũng có người ủng hộ. Trần Lê Bảo Anh, một bạn gái vừa rời bỏ cương vị quản lý cấp cao của một tập đoàn sừng sỏ thế giới, đang còn tận hưởng niềm vui thất nghiệp, hào hứng ngay:
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của một công dân toàn cầu là tự trang bị cho mình một cái nhìn mở và một tư duy mở. Điều đó có nghĩa là chấp nhận và đón nhận mọi điều mới mẻ và khác lạ với một thái độ cởi mở.
Không bảo thủ, không định kiến, không thành kiến, không phiến diện. Chấp nhận chúng, đón nhận chúng với một thái độ chừng mực - không quá vồ vập mà cũng không quá thờ ơ. Học tập chúng một cách tỉnh táo, áp dụng chúng trong điều kiện thực tiễn của chính mình.
Bởi nếu không có một thái độ mở như vậy thì việc bạn là công dân toàn cầu sẽ không còn ý nghĩa gì nữa cả. Như cửa đang mở ra trước mắt bạn một chân trời rất rộng mở với nhiều cơ hội, nhiều thách thức, mà bạn cứ khép nép, cứ lừng khừng mãi ngoài cửa thì cái thời cơ đó cũng trôi qua mất".
Tàu chạy - bạn đã kịp tìm chỗ ngồi chưa?
Không có nhiều cơ hội cọ xát với hệ thống tư duy, cũng như phong cách sống ở nước ngoài nhiều như Phong và Bảo Anh, một số bạn còn khá dè dặt. Lưu Minh Khoa, 21 tuổi, kỹ sư phần mềm đang "lên như diều gặp gió" với phần mềm trò chơi Sudoku dành cho điện thoại di động cũng ngập ngừng:
"Tôi nghĩ mình chưa thực sự hòa mình vào đoàn tàu trên hành trình toàn cầu hóa này, dù nó đã chuyển bánh rồi. Để trở thành một công dân toàn cầu thật sự, tôi nghĩ mình còn rất nhiều thứ phải làm.
Khi chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, công nghệ đã giúp chúng ta xóa đi rất nhiều khoảng cách. Điều này có thể nói là một lợi thế cho các bạn trẻ như tôi hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế sẵn có, chúng ta cần trang bị cho mình thêm rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Chúng ta không còn gói gọn trong phạm vi quốc gia nữa, mà giờ đây, chúng ta còn phải làm việc với thế giới. Đây sẽ là một thách thức nhưng cũng là cơ hội thật sự cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó, khi chúng ta được trang bị một nền tảng kiến thức vững vàng, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin để hòa nhập cùng cộng đồng thế giới. Có kiến thức, có lý tưởng, chúng ta sẽ không thể bị hòa tan trong quá trình hội nhập.
Thêm vào đó, khi sự vận động của cả thế giới diễn ra không ngừng với một tốc độ "kỹ thuật số", đòi hỏi công dân toàn cầu phải có một khả năng học tập và tiếp thu thật tốt trong lĩnh vực của mình để có thể theo kịp đà phát triển của cộng đồng quốc tế.
Nó không đòi hỏi chúng ta phải "ôm đồm" tất cả mà chúng ta phải biết chọn lọc, học tập những gì phục vụ trực tiếp cho công việc. Đấy cũng là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong quá trình hội nhập".
Bảo Anh cũng chia sẻ điều này với Khoa: "Đúng là một trong những phương tiện để có thể thành công trong một ngôi làng toàn cầu là khả năng ngoại ngữ. Hiểu những gì người ta nói với mình, và nói cho người ta hiểu là một trong những kỹ năng rất quan trọng".
Các bạn nói rất nhiều về chuyện tiếng Anh, chuyện giao tiếp, mà ngay cả Nguyễn Phan Dũng, chuyên gia đang làm việc ở Mỹ cũng không khỏi lo lắng về chuyện ngôn ngữ của mình. "Nó đâu phải là chuyện biết tiếng Anh không, mà còn nhiều thứ khác nữa...". Và "nhiều thứ khác" mà Dũng đang đề cập, có một thứ mà Đình Bảo, thành viên của nhóm nhạc AC&M tâm đắc nhất: văn hóa.
"Tôi tự hào là AC&M có khả năng trở thành một nhóm nhạc toàn cầu. Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO thì chúng tôi cũng hoàn tất thủ tục đi biểu diễn ở London, Anh quốc.
Tôi cảm nhận được các rào cản địa lý đã dần biến mất, vì thế, cả nhóm đang lên kế hoạch đem live show của mình đi trình diễn thêm nhiều nước khác nữa như một cách để quảng bá hình ảnh và văn hóa của đất nước mình".
Con tàu toàn cầu chạy vòng quanh thế giới đang có những hành khách mới. Điểm dừng của bạn là đâu, và liệu hành trang của bạn đã sẵn sàng chưa nhỉ?
Sưu tầm

Chọn trường tiểu học cho con!!!

Vào thời điểm này, các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 thật sự bối rối trước các loại hình trường tiểu học khác nhau.
 
Việc xác định chính xác những gì bạn cần ở một trường tiểu học thật không hề đơn giản. Trong tâm trí mình, bạn có thể vẽ lên bức tranh một ngôi trường lý tưởng đầy màu sắc, tuy nhiên bạn cần quan tâm đến nhu cầu của con mình, những mục tiêu của gia đình và các yếu tố thực tế khác nữa. 
Sau đây là một vài hướng dẫn để bạn chuẩn bị quyết định chọn trường cho con : 
Bước 1: Xác định các tiêu chí chọn trường : 
1. Nhu cầu của con bạn :
- Bé cần có một đời sống học tập vui tươi và phong phú ?
- Bé phù hợp với lớp đông học sinh hay ít học sinh ?
- Bé cần được chăm sóc kỹ hơn hay có thể tự chăm sóc bản thân ?
- Bé có chịu được áp lực học nhiều chương trình, nhiều nơi (đi học thêm văn hoá và năng khiếu ngoài giờ học…) ?
- Bé có muốn học cùng trường với anh/chị/em của mình không ? 
2. Các mục tiêu của gia đình :
- Bạn muốn con mình được phát triển toàn diện hay thành tích học tập là quan trọng hơn ?
- Bạn muốn con học chương trình giáo dục theo cách truyền thống hay một môi trường năng động và sáng tạo hơn ?
- Bạn muốn có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường và được đóng góp các ý kiến cho nhà trường ?
- Bạn có sẵn sàng hợp tác với nhà trường trong quá trình giáo dục hay muốn giao hết cho nhà trường ? (cần lưu ý rằng sự tham gia của phụ huynh trong quá trình giáo dục là vô cùng quan trọng, nếu bạn đang có suy nghĩ sẽ giao hết cho trường thì nên thay đổi nhé). 
3. Các yếu tố thực tế :
- Bạn có muốn con học gần nhà ?
- Bạn có nhiều thời gian và chấp nhận rủi ro cho việc đưa đón bé đi học, học thêm, sinh hoạt ngoài giờ… ?
- Bạn muốn con có chương trình học tập phong phú cả về nghệ thuật, thể thao, ngoại khóa, phát triển toàn diện các kỹ năng… tại trường ?
- Bạn có chuẩn bị đủ ngân sách gia đình để con học hết chương trình phổ thông ?
 
Bước 2: Tìm hiểu các trường và so sánh các tiêu chí : 
Hện nay thông tin về các trường rất nhiều. Bạn cần tỉnh táo so sánh các thông tin này với tiêu chí lựa chọn của gia đình. Một nguồn đáng tin cậy chính là các phụ huynh đang cho con theo học tại trường bạn muốn tìm hiểu. Khi đã có đủ thông tin, bạn hãy cân nhắc con mình có phù hợp với tiêu chí tuyển sinh của trường không và lên kế hoạch tham quan trực tiếp. Nên để con bạn cùng đến thăm trường và cho bé cùng quyết định chọn trường. 
Bước 3: Tham quan trường
A. Chương trình giáo dục :
- Trường có mục tiêu giáo dục cụ thể và chương trình giáo dục có đạt được các mục tiêu đề ra không ?
- Thời khóa biểu có được sắp xếp khoa học không ? Có cân bằng giữa các hoạt động giáo dục không ?
- Số tiết học các môn có đảm bảo để con bạn không phải đi học thêm không ?
- Các chương trình thể thao, ngoại khóa được tổ chức thế nào ? Phụ huynh có phải đóng thêm phí không ?
- Có các lớp năng khiếu mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ …không ? Phụ huynh có phải đóng thêm học phí không ?
- Trường có các câu lạc bộ, các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc thi tài không ? 
B. Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh :
- Ban giám hiệu có sẵn sàng gặp phụ huynh không ?
- Nếu là trường song ngữ, Ban giám hiệu có sử dụng được ngôn ngữ thứ 2 không ?
- Bạn có được trao đổi với Ban giám hiệu về quan điểm giáo dục của nhà trường và gia đình bạn không ?
- Bạn có thống nhất với quan điểm giáo dục của nhà trường không ?
- Trường có nhiều cơ sở không ? Ban giám hiệu quản lý các cơ sở như thế nào ?
- Hãy quan sát :
  • Các lớp học có vui tươi năng động không ?
  • Các thầy cô có nhiệt tình và thân thiện với học sinh không ?
  • Lớp các giáo viên nước ngoài (nếu có) có cần phải trợ giảng không ?
  • Trường có chọn lọc học sinh không ?
  • Phong cách học sinh có phù hợp với mong muốn của gia đình bạn không ? 
C. Cơ sở vật chất :
- Môi trường có an toàn, vệ sinh và có kiểm soát không ?
- Diện tích sử dụng của trường tính cho mỗi học sinh là bao nhiêu ?
- Thiết kế xây dựng, ánh sáng, âm thanh, màu sắc có phù hợp không ?
- Trường có đủ các phòng chức năng (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thể dục thể thao...)  với trang thiết bị hiện đại và phù hợp không ?
- Thư viện trường có nguồn sách và tài liệu phong phú không ? Thư viện có phải là nơi học sinh yêu thích không ? (thói quen đọc sách có được duy trì không?)
- Trường có bếp ăn không ? Thức ăn có ngon, nóng và an toàn không ?
- Phòng vệ sinh có sạch và khô không ? Có vệ sinh thường xuyên không ? Có lạm dụng hóa chất tẩy rửa không ?
- Địa điểm này trường thuê hay xây dựng để hoạt động lâu dài ? Sắp tới trường có chuyển đi đâu không ? 
Khi đã quyết định chọn trường, bạn hãy đồng hành cùng nhà trường trong quá trình phát triển con mình, hãy luôn chủ động đóng góp ý kiến xây dựng trường và phối hợp cùng giáo viên khi cần thiết. Nếu được như vậy chắc chắn con bạn sẽ có một môi trường học tập hạnh phúc để phát triển toàn diện. 
Du học Nhật Bản - Giay nam - Giay nu - giay thoi trang nam - Đào tạo seo